Những quy định người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi

Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần biết những quy định trong hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)

3. Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.

4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

– HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

– HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

– Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

5. Thử việc:

– Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.

– Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày.

– Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.

– Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

7. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

8. Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

– Bị tạm giam, tạm giữ;

– Cai nghiện;

– Mang thai.

9. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân.

– Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

– Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

– Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

10. Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).


CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG

>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com

>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com

>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.