Thủ tục kháng cáo theo quy định tại BLHS 2015

Kháng cáo là không chấp nhận bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nên yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại, xem xét lại khi  bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật.

Vậy ai có quyền kháng cáo?

Thủ tục kháng cáo và thời hạn kháng cáo được quy định như thế nào ?

Căn cứ pháp lý:

Về người có quyền kháng cáo :

Điều 331. Người có quyền kháng cáo

  1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Về thủ tục kháng cáo:

Điều 332. Thủ tục kháng cáo

  1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

  1. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Về thời hạn kháng cáo:

Điều 333. Thời hạn kháng cáo

  1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
  2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
  3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

Như vậy những nội dung trên có thể tóm tắt như sau::

Người có quyền kháng cáo gồm:

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm
  • Người bào chữa có quyền để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội

Thủ tục kháng cáo

Hình thức kháng cáo?

  • Cách 1: Nộp đơn :

     Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của họ.

  • Cách 2: Trình bày trực tiếp 

     Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm . Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự..

Đơn kháng cáo cần ghi những gì?

     Bao gồm nội dung chính:

  1. Ngày, tháng, năm làm đơn ;
  2. Họ tên, địa chỉ của người làm đơn;
  3. Lý do và yêu cầu của người làm đơn;
  4. Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn.

     Bên cạnh đó khi nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp, cần nộp kèm theo  chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo là bao lâu?

  • Đối với bản án sơ thẩm:  là 15 ngày kể từ ngày tuyên án ,trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn  tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
  • Đối với quyết định sơ thẩm : là 07 ngày kể từ ngày  nhận được quyết định
  • Kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người có quyền  không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật TTHS quy định.

Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng trong BLHS 2015

Một số điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015


CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG

>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com

>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com

>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.