Nghiên cứu vụ việc dân sự
Thứ nhất, nghiên cứu thẩm quyền thụ lý vụ việc dân sự.
Thẩm quyền về nội dung tranh chấp vụ án dân sự được quy định tại các điều 26, 30, 32; thẩm quyền giải quyết yêu cầu việc dân sự được quy định tại các điều 27, 29, 31, 33; thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức tại Điều 34; thẩm quyền theo cấp Tòa án từ Điều 35 đến Điều 38; thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39; thẩm quyền theo lựa chọn của nguyên đơn tại Điều 40 BLTTDS năm 2015.
Thứ hai, xác định đúng quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp của vụ kiện
Nghiên cứu “những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo điểm g khoản 4 Điều 189 và “những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu này. Mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó” theo điểm d khoản 2 Điều 362. Trong thực tế, người khởi kiện, người yêu cầu có thể nêu đúng quan hệ tranh chấp, yêu cầu nhưng cũng có thể nêu theo tên gọi của giao dịch dân sự hoặc khởi kiện “đòi nhà cho ở nhờ” nhưng thực chất là “nhà cho thuê” hoặc tranh chấp “tài sản” nhưng thực tế là “tranh chấp đòi nhà”, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà nhưng thực chất là “vay tài sản”… phải căn cứ vào nội dung đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo để xác định đúng mối quan hệ tranh chấp, yêu cầu giải quyết vụ hay việc dân sự là vấn đề cơ bản đảm bảo giải quyết đúng vụ việc dân sự. Mặt khác, Tòa án có xác định đúng tư cách tố tụng của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác như người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định tại các điều 68, 74, 75, 85 BLTTDS. Lưu ý “những trường hợp không được làm người đại diện” theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền tại Điều 87 BLTTDS. Đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện.
Về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc; người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Về khoảng thời gian, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng (Điều 429), yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 588) là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại; thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 155 trong những trường hợp sau: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; trường hợp khác do luật quy định.
CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG
>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com
>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com
>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.