Tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi:

Tháng 6 năm 2016 vợ chồng tôi đã làm thủ tục ly hôn tại Tòa án, sau đó Tòa án đã ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Trong Quyết định này Tòa án đã ghi nhận thỏa thuận của chúng tôi về con chung, cụ thể chúng tôi có 02 con chung, con gái nhỏ 7 tuổi do tôi trực tiếp nuôi dưỡng và con gái lớn 10 tuổi do chồng tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc. Nay con gái lớn tôi (10 tuổi) mong muốn được về ở với tôi với lý do ba cháu đã lập gia đình nên không quan tâm đến cháu, bản thân tôi cũng muốn đón cháu về ở với tôi, tôi đã nói chuyện về việc muốn đón cháu về để tôi trực tiếp chăm sóc cháu nhưng ba cháu không đồng ý . Vậy tôi phải làm gì để thực hiện việc thay đổi quyền nuôi con?

Trả lời:

Điều 84 Khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

  •  “ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
  1. Theo nội dung bạn hỏi thì bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng ba cháu không đồng ý để bạn trực tiếp nuôi con và bạn cho rằng ba của cháu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu. Trường hợp này bạn cần phải chuẩn bị các chứng cứ chứng minh ba cháu không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu và nguyện vọng của cháu (có thể bằng đơn, thư, xác nhận có chữ ký của cháu, tổ trưởng) cháu muốn được về ở với mẹ để Tòa án có căn cứ giải quyết và quyết định giao cho một bên nuôi con dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con, các điều kiện cho sự phát triển về thể chất bảo đảm viêc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con.

Để giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi bị đơn tức ba cháu đang cư trú, làm việc.

2. Hồ sơ bao gồm:

  • -Đơn khởi kiện (theo mẫu)
    – Bản án/ Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự
    – Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực)
    – Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
    – Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.


CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG

>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com

>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com

>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.