Tư vấn khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự

Câu hỏi:

Tôi hiện là bị hại trong vụ án hình sự, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điều 104 Bộ Luật hình sự. Mới đây, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra đã gửi cho tôi Thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự, nội dung thông báo có nêu “Quá trình điều tra đến nay chưa xác định được bị can của vụ án. Cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với vụ án trên với lý do: Thời hạn điều tra đã hết. Khi nào có đủ căn cứ xác định bị can của vụ án thì sẽ tiến hành điều tra tiếp theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn cho tôi trong trường hợp này, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho tôi. Xin cám ơn luật sư.

Xin trả lời bạn như sau:

(i) Theo quy định tại Điều 160 Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 quy định như sau : Điều 160. Tạm đình chỉ điều tra

  • “1. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra. Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.
  •  Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
  • Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
  • Nếu không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra.
  • 2. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bị hại.”

(ii) Trong trường hợp của bạn, CQĐT đã áp dụng khoản 1 điều 160 BLTTHS để ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vì chưa xác định được bị can thì chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này, nếu bạn đã xác định được đối tượng cố ý gây thương tích cho bạn, bạn liên hệ với CQĐT để cung cấp chứng cứ liên quan đến việc đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích cho bạn. Nếu CQĐT chưa thu thập đầy đủ chứng cứ theo quy định, bạn có đơn yêu cầu, hoặc bạn có thể đi thu thập chứng cứ (vật dùng để gây thương tích, giấy xác nhận của những người nhìn thấy đối tượng, băng ghi hình đối tượng …) để chứng minh đối tượng (bị can) có địa chỉ rõ ràng đã cố ý gây thương tích cho bạn. Vấn đề này được quy định tại điều 64, điều 65 BLTTHS:

Điều 64. Chứng cứ

“1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.”

Điều 65. Thu thập chứng cứ

“1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.”

(iii)Trong trường hợp bạn đã thực hiện các yêu cầu của CQĐT về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án trước khi CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, và/hoặc bạn cho rằng CQĐT ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra là không đúng, không khách quan xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bạn. Căn cứ quy định tại Chương XXXV Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.

Điều 325. Người có quyền khiếu nại

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Điều 326. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

“1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại.”

(iv) Căn cứ những quy định trên, bạn làm đơn khiếu nại và gửi ngay đến CSĐT để tránh bị hết thời hiệu khiếu nại theo quy định tại điều 328 BLTTHS Thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

(v) Khi gửi đơn kiếu nại đến CQĐT, bạn có thể gửi trực tiếp tại trụ sở CQĐT và lấy giấy biên nhận và/hoặc bạn có thể gửi qua đường bưu điện và yêu cầu có giấy báo phát lại cho người gửi để tránh trường hợp bạn đã gửi đơn nhưng CQĐT cho rằng chưa nhận được đơn của bạn và từ chối giải quyết khiếu nại. Bạn cũng cần chú ý quy định về người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được viện dẫn dưới đây để gửi đơn đến đúng địa chỉ.

Điều 329. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra

“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. “

Xem thêm:

http://luatminhtam.com/

 

Một số điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015

 


CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG

>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com

>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com

>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.