Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
I.Trường hợp Ly hôn với người nước ngoài theo yêu cầu của một bên
1.Trình tự :
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn tại TAND tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú (hoặc nơi người kiện cư trú nếu người nước ngoài không có nơi cư trú tại Việt Nam);
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án
2.Thời gian giải quyết ly hôn với người nước ngoài
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
3.Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn với người nước ngoài gồm:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm, các khoản nợ… (bản sao chứng thực);
Lưu ý: các giấy tờ của cơ quan nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
II.Trường hợp cả hai đều Thuận tình ly hôn:
Thời gian giải quyết: Tối đa không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án trừ trường hơp khác do pháp luật quy định.
Hồ sơ xin ly hôn thuận tình với người nước ngoài gồm:
- Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn: Do bên không có quốc tịch Việt Nam lập và hợp pháp hóa lãnh sự rồi gửi về Việt Nam cho người còn lại ký và nộp cho Tòa án;
- -Đơn xin xét xử vắng mặt: Trong trường hợp bên không có quốc tịch Việt Nam không thể về để giải quyết (Đơn phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Giấy ủy quyền: cho cá nhân, tổ chức tại Việt Nam nhận các giấy tờ cần thiết của Tòa án; (lưu ý: chỉ ủy quyền nhận các giấy tờ do Tòa án gửi)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu, CMTND, Visa, hộ chiếu (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm… (chứng thực);
Lưu ý:
- Các giấy tờ của người nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, việc xử lý tất cả các khoản nợ;
- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
- Trường hợp các bên có tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm, nợ.. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung.
CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG
>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com
>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com
>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.