Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy trình giải quyết vụ án Hình sự trải qua các bước cơ bản sau:

1.Khởi tố vụ án :

  • Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự :

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú.

2.Điều tra vụ án hình sự

  • Trong giai đoạn này các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
  • Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là: xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:

  • Khởi tố và hỏi cung bị can
  • Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
  • Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
  • Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
  • Giám định và định giá tài sản.

Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong các căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm.

3.Truy tố:

  • Kết thúc điều tra cơ quan điều tra chuyển Kết luận điều tra và đề nghị truy tố cùng toàn bộ hồ sơ vụ án sang cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố:

Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận Điều tra, Viện kiểm sát ra một trong các quyết định:

  1. Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản Cáo trạng;
  2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ
  3. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ đối với bị can.

4. Xét xử sơ thẩm án hình sự

  • Giai đoạn xét xử sơ thẩm được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang (Điều 276 Bộ luật Tố tụng Hình sự).
  • Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
  • Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
  • Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định

5. Xét xử phúc thẩm án hình sự

  • Phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. (Điều 330 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

6. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án

  • Chỉ có những bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới được đưa ra thi hành, trừ trường hợp bản án tuyên một người là không phạm tội hoặc tuyên một hình phạt bằng hoặc thấp hơn thời hạn họ bị tạm giam.

7. Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm:

  • Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong trường hợp các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện ra sai lầm về pháp luật thì được xử lại theo trình tự giám đốc thẩm (điều 370 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
  • Phát hiện ra các tình tiết mới làm thay đổi tính chất của vụ án thì được xét xử lại theo trình tự tái thẩm (điều 397 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Xem thêm:

Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong BLTTHS 2015


CÔNG TY LUẬT Đ&C ĐÀ NẴNG

>> Luật Sư tư vấn pháp luật Gọi: 0932 50 52 82

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : lscuongdn@gmail.com

>> Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức http://luatminhtam.com

>> Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.